CEO Hồ Minh Hoàng: “Chúng tôi sợ nhất cái nhìn thiếu công bằng về BOT”

deoca_jnjv

 Dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Với công trình này, người dân sẽ có thêm sự lựa chọn, đó là thay vì đi qua cung đường Đèo Cả đầy nguy hiểm thì chỉ cần mất vài phút xuyên qua đường hầm.
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, BizLIVE đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Minh Hoàng – doanh nhân trẻ 7X gốc Bình Định này.
Có ngày Doanh nhân Việt Nam cũng bắt nguồn từ việc khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân Việt Nam với đất nước Việt Nam. Ông cảm nhận thế nào về vị trí của kinh tế tư nhân Việt Nam?
Doanh nhân Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và đóng góp của mình vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Đảng và Nhà nước cũng liên tục nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân.
Thời gian quan, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nâng vị thế của doanh nhân. Nhưng tôi nghĩ bấy nhiêu vẫn là chưa đủ. Để cụ thể hoá hơn, với mục tiêu nâng vai trò của  doanh nghiệp trong nước chúng ta cần tiếp tục tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, loại bỏ tất cả điều kiện kinh doanh phi lí, rườm rà thiếu thực tế…
Nhiều doanh nghiệp than nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người làm kinh doanh chính là những điều kinh doanh phi lý hay còn gọi là giấy phép con. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm các loại giấy phép, ông nhận xét gì trước những động thái này?
“Giấy phép con” lâu nay là một trong những gánh nặng đè lên vai doanh nghiệp. Trong ngành xây dựng chúng tôi, có một số loại giấy phép con phi lý và rắc rối, thậm chí chẳng đâu trên thế giới có mà ở Việt Nam có như giấy chứng nhận đầu tư, chứng chỉ hành nghề xây dựng…
Trước thực tế này, chúng ta đều muốn các thủ tục hành chính, giấy phép, điều kiện kinh doanh càng đơn giản cảng tốt, tuy nhiên việc cắt bỏ cũng cần được thận trọng. Chỉ cắt bỏ những cái vô lý, rườm ra không cần thiết thôi, chứ không thể cắt bỏ một cách ào ào được. Chính phủ thời gian qua đã có rất nhiều chỉ đạo nỗ lực trong vấn đề này, doanh nghiệp cũng cần phải ghi nhận và chia sẻ đồng hành .
Vừa qua có nhiều vấn đề phát sinh từ các dư án BOT. Cũng là một nhà đầu tư BOT với nhiều dự án hàng nghìn tỷ đồng, ông đánh giá như thế nào về những bất cập nảy sinh từ BOT thời gian vừa qua?
Không phủ nhận vừa qua một số dự án BOT vẫn bộc lộ một số khiếm khuyết, nhất là với các dự án thu giá theo lượt, tác động lớn đến người dân sống quanh trạm BOT hay dự án có suất đầu tư, quy mô đầu tư không tương xứng với mức thu phí… Phản ánh, bức xúc của người dân không phải không có cơ sở.
Nhưng tôi cho rằng không thể chỉ vì một số hạn chế mà đánh đồng toàn bộ các dự án đều tiêu cực hay phủ nhận toàn bộ những thành quả của hình thức đầu tư này tạo ra thời gian qua.
Vì đất nước khó khăn, ngân sách hạn chế nên Nhà nước đưa ra chủ trương kêu gọi vốn tư nhân thông qua hình thức BOT. Chính sách này là hoàn toàn đúng đắn, là giải pháp duy nhất để có đường sá khang trang phục vụ phát triển đất nước, tạo thuận lợi cho người dân đi lại.
Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến những bất cập trong BOT?
Nhiều người cho rằng lỗi ở chính sách. Tôi cho rằng đó chỉ là một phần thôi chứ không phải tất cả.
Bất cập lớn nhất của BOT và cũng chính là nguyên nhân gây bức xúc cho người dân đó chính là nhiều con đường huyết mạch chỉ cải tạo, nâng cấp (như quốc lộ 1). Người dân không có quyền lựa chọn mà buộc phải sử dụng. Nếu ngân sách không khó khăn thì những con đường này đáng ra phải được sửa chữa chứ không phải đầu tư BOT rồi thu phí trên đó.
Đối với dự án Đèo Cả, đây là dự án để kết nối vào cao tốc. Chúng tôi chọn mô hình độc đáo chứ không phải độc đạo. Chúng tôi đã kiến nghị phải sửa chữa đường đèo để cho người dân có sự chọn lựa. Đi trong hầm thì an toàn, nhanh chóng và giá cả phù hơp, nhưng nếu không muốn trả phí, người dân có thể chọn đi đường đèo.
Rồi những lùm xùm về tổng mức đầu tư, cái này chủ yếu do ý thức chủ đầu tư mỗi dự án thôi chứ không thể đánh đồng tất cả các dự án. Tổng mức đầu tư được xây dựng cơ sở trên định mức đơn giá do Nhà nước quy định, qua nhiều cơ quan kiểm duyệt.
Như dự án Đèo Cả, tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến là 15.000 tỷ. Nhưng rõ ràng sau khi chọn lựa hình thức vay vốn trong nước, nhà thầu trong nước kết hợp các giải pháp tiết giảm, Bộ Giao thông vận tải đã cho rà soát đánh giá lại tổng mức đầu tư chỉ còn khoản 12.000 tỷ  .
Nếu nhà đầu tư tính làm ăn ngắn hạn, chụp giật, ăn được gì thì ăn thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Còn nhà đầu tư tính dài hạn thì lại là câu chuyện rất khác, sẽ vất vả trong các cuộc thanh kiểm tra , các bình luận của dư luận và phần thắng nghiên vế phía thông tin từ một số người dân…
Ngoài ra, chúng ta cũng gặp phải bất cập lớn do lúng túng về mặt xử lý phương án tài chính khi tình trạng ngân sách nhà nước hạn hẹp nhưng nhu cầu lại quá lớn. Nếu chúng ta có tiềm lực tốt thì chỉ nên xây đường BOT trên con đường mới thôi, còn nâng cấp sửa chữa phải bằng ngân sách, các BOT bắt buột phải làm thì cần tính toán cho thu phí thấp đi và bù đắp phần thiếu hụt phải thu để hoàn vốn cho dự án từ các loại quỹ giao thông…
Làm ăn chụp giật mới nghĩ BOT là miếng bánh béo bở
Nhiều ý kiến cho rằng cứ làm BOT kiểu gì cũng có lãi. Điều này có đúng không thưa ông? Bản thân các doanh nghiệp BOT gặp khó khăn gì không trong quá trình đầu tư?
Nếu làm ăn chụp giật thì nghĩ BOT là miếng bánh béo bở. Còn chúng tôi thì nghĩ khác. Ai đầu tư kinh doanh cũng mong có lãi, nhưng mà chẳng có ngành nghề nào chắc chắn mười mươi có lãi.
Chưa kể doanh nghiệp Việt có rất nhiều cái thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu chúng tôi mà đấu với doanh nghiệp Trung Quốc thì thua chắc. Họ được nhận cơ chế ưu đãi rất rõ ràng từ Chính phủ, từ lãi suất vay đến cơ chế cho vay bảo lãnh dự án (bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh tỷ giá).
Còn doanh nghiệp Việt thì không được bảo lãnh gì cả, lãi suất ngân hàng thì cao, các nhà đầu tư am hiểu về cách làm PPP không nhiều dẫn đến các cạnh tranh thường thiếu lành mạnh.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư hiện nay cũng phải đối mặt với những rủi ro khi chính sách dễ thay đổi, dư luận thì nhìn nhà đầu tư như là gian tham, “kẻ móc túi”, có bất cập nảy sinh với người dân thì phải tự đương đầu tự giải quyết… Các bộ ngành đều có tổ chức thanh tra riêng và liên tục tổ chức các đợt kiểm tra nhưng không thấy ai đi thanh tra chính sách bất cập do Bộ mình ban hành.
Những vụ việc liên quan tới BOT thời gian qua, theo ông có làm các nhà đầu tư nản lòng, sợ không dám đầu tư vão lĩnh vực này?
Tôi cho rằng nếu tìm được những dự án phù hợp thì các nhà đầu tư vẫn làm. Tuy nhiên, sau tất cả họ sẽ phải đầu tư rất thận trọng hơn. Nhiều người cũng trở nên quan ngại vì cái nhìn xã hội.
Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ về BOT, tổ chức có hơn 30 cố vấn và chuyên gia tham gia , bản thân tôi mất tới cả 10 năm để hiểu được về nó. Nhưng nhiều người chưa hiểu đúng định nghĩa PPP, BOT, BT cũng lên tiếng nói rất gay gắt, nêu về đủ thứ bất cập. Họ đánh đồng chúng tôi như kẻ cướp giật. Điều này thật sự bức xúc và buồn lòng.
Chúng tôi sợ nhất cái nhìn thiếu công bằng về BOT. Nếu dư luận đánh đồng tất cả đều xấu thì vô hình chung ảnh hưởng đến các nhà đầu tư BOT chân chính.
Trong khi đó, đất nước còn nhiều khó khăn, việc huy động vốn tư nhân là thực sự cần thiết. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đã rất cụ thể trong việc xử lý các sai sót nhưng đã đế lúc chúng tôi cần được chia sẻ để có thể đồng hành với khó khăn chung của thực trạng hạ tầng giao thông đang “tắc nghẽn”.
Chỉ định thầu không phải hoàn toàn xấu
Vậy theo ông, làm sao để giải quyết được các bất cập nói trên?
Không còn cách nào khác là phải nhìn lại, sửa chữa các bất cập. Nhà nước cần tìm được nhà đầu tư có năng lực thật sự, cả về kinh nghiệm lẫn tài chính. Đồng thời cần tuyên truyền để người dân chia sẻ hơn, hiểu hơn về BOT. Cái gì khiểm khuyết cùng nhau nhìn nhận, khắc phục và cái gì cần thay đổi cũng mạnh dạn xử lý.
Cũng cần phải có những chính sách cởi mở hơn trong BOT. Đừng quá kỳ thị việc chỉ định thầu. Nó không phải là hình thức hoàn toàn xấu.
Tôi lấy ví dụ, nếu đấu thầu thì các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc rất dễ trúng, lãi suất họ đưa ra thấp lắm, chỉ 5% thôi, doanh nghiệp trong nước cạnh tranh sao được. Nhưng như chúng ta thấy, hàng loạt dự án chậm tiến độ, đội vốn liên quan tới các doanh nghiệp Trung Quốc, điển hình là dự án Cát Linh – Hà Đông và một số dự án khác do nhà thầu Trung quốc thường xảy ra ở giai đoạn triển khai.
Tôi cũng cho rằng cần nâng không giới hạn về quy định về vốn chủ sỡ hữu của các, Dự án đầu tư hạ tầng trong nước hiện nay có thể  khoảng 25-30% hoặc hơn thay vì 15% như hiện nay, đồng thời  cho Nhà đầu tư khuyến khích sử dụng nhân lực trong nước để tổ chức thực hiện, chỉ hợp tác với nước ngoài ở các công đoạn phức tạp.
Điều này rất quan trọng trong việc chọn các chủ đầu tư thực sự có năng lực tài chính, giảm rủi ro cho cả ngân hàng cho vay và tạo công việc cho người Việt Nam. Đồng thời khuyến khích nhà đầu tư kiểm soát chặc chẽ hơn các cho phí đầu tư. Đây là một phần trong quyết tâm tăng trưởng GDP mà Chính phủ đang mong muốn.
Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!